Nguyên tắc vệ sinh cơ thể đúng cách: Đừng làm theo lời đồn
Phụ nữ mang thai tắm bồn nước nóng có an toàn?
Video: Nơi bẩn nhất trong nhà bạn không phải là bồn cầu
Dùng oxy già sát trùng vết thương có hại gì không?
Mối nguy từ thuốc sát trùng
Theo Jason Tetro - Nhà vi sinh học và khoa học thỉnh giảng tại Đại học Guelph (Canada) và là tác giả của cuốn sách best-seller The Germ Files và Mike Swann - Bác sỹ da liễu ở Springfield, Missouri (Hoa Kỳ), dưới đây là những lầm tưởng trong việc vệ sinh cá nhân mà con người thường gặp:
Lầm tưởng 1: Phải tắm rửa mỗi ngày
Cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng tắm mỗi ngày là việc làm không cần thiết. Nếu bạn tắm rửa quá thường xuyên sẽ gây ra biểu hiện da kích ứng, khiến da khô nẻ, đặc biệt khi tắm bằng nước quá nóng. Tắm rửa có thể gột rửa các vi khuẩn có hại và đồng thời cũng tiêu diệt những lợi khuẩn trên da. Khi tắm, da sẽ xuất hiện các vết rạn li ti khiến nhiều người có nguy cơ bị nhiễm trùng dù không bị trầy xước hay có vết thương hở.
Chính vì vậy, tắm 2 - 3 ngày một lần là cách vệ sinh khoa học. Trừ khi bạn ra mồ hôi quá nhiều hay phải làm công việc phải tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn… thì mới nên tắm mỗi ngày 1 - 2 lần.
Lưu ý: Tuy không cần tắm mỗi ngày, nhưng bạn phải thường xuyên thay giặt quần áo, rửa mặt, vệ sinh tay chân và vùng kín sạch sẽ.
Lầm tưởng 2: Bệ ngồi bồn cầu là nơi bẩn nhất
Rất nhiều người nghĩ bệ ngồi trong các nhà vệ sinh chung là cực bẩn, vậy nên mỗi khi cần sử dụng là phải dùng giấy vệ sinh lót xuống dưới hay ngồi xổm lơ lửng trên bệ cầu chứ không ngồi hẳn xuống. Tuy nhiên, bồn cầu không phải là nơi bẩn nhất trong nhà, nó vẫn không thể bẩn bằng: Bàn làm việc, bàn phím máy tính, điện thoại di động, thớt, bàn chải đánh răng, thảm, bọt xốp rửa bát...
Lầm tưởng 3: Tin dùng sản phẩm kháng khuẩn
Xà phòng diệt khuẩn và các sản phẩm kháng khuẩn ngày càng trở nên phổ biến nhưng chúng thực sự ít hoặc không có tác dụng như mong muốn, thậm chí còn chứa nhiều chất độc hại đe dọa sức khỏe và tính mạng con người.
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông báo tất cả các loại xà phòng rửa tay hay sản phẩm sát trùng trong đó chứa triclosan, triclocarban và 17 hóa chất khác sẽ đều bị cấm ở Mỹ. Các sản phẩm diệt khuẩn thường chứa triclosan - hoạt chất có trong nhiều loại xà phòng diệt khuẩn, nước rửa tay... có thể phá vỡ hệ thống hormone, làm giảm co cơ cũng như không có bất kỳ lợi ích sức khỏe nào hơn xà phòng và nước bình thường. Nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em phơi nhiễm kéo dài với triclosan trong nhiều tháng hoặc nhiều năm dễ phát triển bệnh dị ứng. Điều này có thể là do trẻ nhỏ thường được dùng xà phòng và các sản phẩm tẩy rửa diệt khuẩn để giảm sự tiếp xúc với vi khuẩn. Vấn đề cơ bản là xà phòng diệt khuẩn chỉ nhắm vào các vi khuẩn chứ không phải là virus, trong khi virus mới là nguyên nhân gây ra đa số bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm, viêm họng...
Lầm tưởng 4: Cứ rửa tay là sạch vi khuẩn
Ai cũng biết trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh đều phải rửa tay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu rửa tay dưới 30 giây thì vi khuẩn trên tay bạn vẫn còn nguyên như lúc chưa rửa. Chính vì vậy, nên rửa tay với xà phòng và nước (nước ấm là tốt nhất) trong vòng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn.
Lầm tưởng 5: Nước biển có thể làm lành vết thương
Thoạt nghe thì thấy thật có lý, bởi vì trong nước biển có muối và muối lại có tác dụng sát trùng. Nước muối đúng là có tác dụng diệt khuẩn cho vết thương và nó đã được sử dụng từ lâu để làm sạch vết thương trước khi băng bó. Thế nhưng, nước biển là một dạng nước muối chưa được tiệt trùng, chúng có thể bị ô nhiễm hay chứa rất nhiều hại khuẩn khiến vết thương của bạn bị nhiễm trùng nặng hơn
Bình luận của bạn